Vì sao xe ô tô bị sa lầy?
Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến xe bị lầy khi đang di chuyển trên mặt đường có bùn trơn. Điển hình như:
- Do lực ma sát quá nhỏ: Khi xe đi qua vị trí bị lầy, lực ma sát của bánh xe và mặt đường dính bùn quá nhỏ khiến bánh ô tô không bám được vào mặt đường để lăn qua vị trí bị lầy.
- Do kỹ thuật lái xe chưa tốt: Nhiều người mới học lái thường không khéo léo trong việc điều khiển xe qua vị trí đường nhiều sình lầy. Quá trình lái có thói quen phanh gấp, nhồi ga hay đi với số thấp… Chính những điều này gây nên tình trạng ô tô bị sa lầy.
- Xe dẫn động cầu trước dễ bị sa lầy hơn: Thiết kế của xe dẫn động cầu trước sẽ tập trung trọng tâm cho phần đầu nhiều hơn. Khi xe đi vào vị trí bị sa lầy, lái xe thường sẽ tăng ga và đánh lái để xe tiếp tục đi khiến hai bánh ô tô trước quay với tốc độ mô men xoắn lớn hơn. Điều này khiến vị trí sa lầy bị đào sâu hơn và rất khó để xe thoát ra ngoài.
Thiết kế xe dẫn động cầu trước khiến ô tô dễ bị sa lầy hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Với những nguyên nhân khiến xe bị sa lầy nói trên, vấn đề mấu chốt cần được xử lý chính là tăng độ ma sát cho bánh xe. Điều này sẽ đảm bảo việc ô tô thoát khỏi sự cố sa lầy được nhanh chóng hơn.
10 Mẹo xử lý sự cố xe bị lầy hiệu quả
Có rất nhiều cách để đưa xe bị lầy thoát ra khỏi sự cố hiệu quả mà nhiều lái xe lâu năm đã đúc rút được. Dưới đây là 10 mẹo để bạn áp dụng giúp giải quyết khó khăn nhanh chóng mà không cần nhờ cứu hộ.
Tháo bớt hơi trong lốp xe
Nếu xe chạy trên đường bằng phẳng thì để lốp căng là giải pháp lý tưởng nhất. Nhưng với đường có nguy cơ sình lầy thì bạn nên tháo bớt hơi trong lốp xe ra. Việc di chuyển với lốp mềm sẽ tăng độ ma sát giữa bánh xe và mặt đường. Hiệu quả di chuyển qua vị trí sình lầy cũng tốt hơn.
Trước khi xe đi vào đường nhiều sình lầy nên tháo bớt hơi trong lốp để hạn chế sa lầy (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dùng tuýp để tháo ốc xe
Có một cách cứu xe bị sa lầy rất đơn giản mà nhiều người mới lái vẫn chưa biết. Đó chính là sử dụng tuýp để tháo bớt ốc trên bánh xe. Bạn chỉ cần dùng tuýp để tháo 1 trong số các con ốc trên lazang xe và cố định tuýp thật chặt ở trên bánh cho phần đầu của tuýp hướng về trước. Đây là mẹo giúp tạo thành đòn bẩy để ô tô của bạn đi qua vị trí sa lầy nhanh chóng. Bởi khi bánh xe di chuyển, ống tuýp sẽ ghim xuống mặt đất, tạo một lực để nâng bánh xe lên.
Trước khi xe đi vào đường nhiều sình lầy nên tháo bớt hơi trong lốp để hạn chế sa lầy (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dùng xích sắt để quấn quanh bánh
Trên thị trường hiện có nhiều loại xích sắt chuyên dụng khi xe ô tô bị sa lầy rất hiệu quả. Quấn xích sắt quanh bánh xe sẽ tăng ma sát với mặt đường rất đáng kể. Khi đi qua vùng sình lầy, ô tô sẽ hạn chế tính trạng sa lầy, trượt bánh. Thiết kế các loại dây xích này sẽ có các điểm cố định ở trên bánh xe. Nếu xác định phía trước có nguy cơ sa lầy, bạn nên quấn dây xích trước khi đi vào để hạn chế sự cố phát sinh hiệu quả.
Dùng xích chuyên dụng là cách cứu xe bị sa lầy rất hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Dùng bao cát xử lý xe bị lầy
Nếu xe bị lầy nhưng bạn không có dụng cụ nào để khắc phục sự cố thì phải làm sao? Trong trường hợp này, việc chuẩn bị một vài bao cát sẽ là giải pháp tốt nhất mà bạn nên cân nhắc. Bạn dùng sợi cáp để 1 đầu dùng buộc vào bánh ô tô và đầu còn lại buộc vào bao cát. Bạn cần chú ý cột thật chặt sợi cáp để tránh khi xe di chuyển bị tuột ra.
Bạn đặt các bao cát vừa cột ở dưới các bánh xe. Tiếp tục đào thêm 1 hố sâu ngay trước bánh xe và chuẩn bị thêm 1 vài bao cát thả vào hố. Bạn lấp một lớp đất mỏng lên. Cách này sẽ biến bao cát trở thành điểm cố định để khi khởi động xe, kết hợp với sợi dây cáp bạn cột lúc nãy tạo thành lực kéo bánh ô tô ra khỏi vùng bị sa lầy.
Dùng tời là cách cứu xe bị sa lầy hiệu quả
Nếu xe ô tô bị sa lầy, bạn có thể dùng tời kích để xử lý. Đây là dụng cụ phổ biến cho việc sửa xe hay thay bánh dự phòng trên đường. Nhưng nếu xe của bạn bị sa lầy có thể tận dụng để thoát khỏi hoàn cảnh đặc biệt này rất hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng tời kích để nâng bánh xe lên và dùng thêm một ít vật kê bên dưới như: cành cây, khúc gỗ,,, để tạo thêm điểm tựa cho xe.
Mang theo tời kích có thể giúp bạn thoát khỏi cảnh xe bị lầy rất dễ dàng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Khi kiểm tra độ ổn định phía dưới bánh xe, đảm bảo tình trạng sụt lún không còn thì bạn nổ máy và từ từ đưa xe ra khỏi vị trí bị lầy. Lưu ý, khi xe di chuyển, bạn cần sử dụng kỹ thuật lái để xe có được sự chuyển động lác đều. Mẹo này sẽ hạn chế tối đa việc bánh xe lún sâu hơn.
Nhờ sự hỗ trợ của người khác để đẩy xe
Nếu đi cùng xe có thêm người, bạn có thể nhờ họ đẩy từ phía sau kết hợp với việc tăng ga, đánh lái để giúp xe thoát khỏi tình trạng sa lầy. Việc có thêm lực đầy từ sau sẽ giúp bánh xe tăng ma sát và giảm trọng lực cho hai bánh trước. Điều này có thể giúp xe đi qua vị trí sình hay đất mềm nhanh chóng hơn. Nếu có đông người hơn, bạn có thể nhờ thêm người kéo xe ở phía trước bằng việc dùng dây kéo có khả năng chịu lực tốt. Cách này sẽ giúp xe giảm trọng lực trên xe rất đáng kể.
Có thêm người hỗ trợ sẽ giúp xe thoát lầy nhanh chóng hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Sử dụng lồng thép vào bánh xe ô tô
Nếu ô tô của bạn thường xuyên di chuyển ở điều kiện địa hình bùn lầy thì nên chuẩn bị sẵn lồng thép để xử lý sự cố khi cần. Đây là dụng cụ được hàn bằng sắt, có kích thước phù hợp bề ngang của bánh ô tô. Khi xe bị lầy, bạn tháo nắp xe của lazang và lắp lồng thép vào. Việc bạn cần làm chỉ là nổ máy và đạp ga là xe có thể dễ dàng vượt qua chỗ sa lầy mà không cần tốn quá nhiều công sức.
Lồng thép có thể giúp bánh xe đi qua vị trí bị sa lầy mà không cần tốn nhiều công sức (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Gắn thanh gỗ kéo bánh xe lên
Nguyên nhân của tình trạng xe bị lầy chính là do ma sát trượt của bánh xe. Việc bạn cần làm chính là triệt tiêu ma sát trượt trên bánh ô tô bằng cách sử dụng vật cản. Lựa chọn phổ biến nhất mà nhiều lái xe đưa ra khi gặp tình huống xe bị sa lầy chính là dùng thanh gỗ để gắn ngang theo trục của bánh xe.
Bạn cần chọn thanh gỗ có độ cứng và buộc thật chặt để khi xe di chuyển không bị tuột hay gãy. Có thêm trợ lực từ thanh gỗ, bánh xe sẽ hạn chế tình trạng trượt khi di chuyển qua đường nhiều bùn lầy. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể áp dụng với trường hợp xe không bị lún quá sâu. Bởi nếu bánh xe lún quá sâu sẽ dễ làm thanh gỗ bị gãy khi di chuyển.
Dùng xẻng
Cách cứu xe bị sa lầy này được nhiều người lựa chọn vì khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng xẻng có thiết kế chất liệu đặc biệt với độ cứng cao để đặt ở dưới 2 bánh sau ô tô. Nhiệm vụ của chúng sẽ giúp như 2 mái chèo để khi xe chạy, lưỡi xẻng sẽ cắm xuống đất, tạo thành lực đẩy cho ô tô tiến về phía trước.
Mang theo loại xẻng chuyên dụng có thể giúp bạn xử lý nhanh hơn khi xe ô tô bị sa lầy (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Trường hợp bạn không mang theo loại xẻng chuyên dụng vẫn có thể sử dụng các loại xẻng thông thường để cứu nguy cho xe khi bị lầy. Nhưng trước khi đặt xẻng ở dưới bánh xe thì bạn nên cố gắng lấy hết lớp bùn đất nhão bám ở quanh bánh ô tô. Đồng thời, bạn cố gắng lấy thêm một ít đất cứng để đắp lên giúp bánh xe có điểm bám tốt hơn. Khi hoàn thành xong mọi việc, bạn có thể cài số và tăng ga
Dùng phanh xe để đưa xe thoát lầy
Với những người lái xe lâu năm họ thường biết cách tận dụng phanh khi xe ô tô bị sa lầy. Ngay từ khi xe mới sa lầy, bạn chỉ cần nhấn phanh từ từ và về số thấp để kéo ga. Việc giữ phanh quá chặt hay phanh gấp trong trường hợp này là điều tối kỵ vì nó có thể khiến xe sa lầy nghiêm trọng hơn. Quá trình đưa xe ra khỏi vị trí sa lầy nên chạy xe số thấp giúp máy khỏe và chạy chậm lại. Bạn cũng nên phanh xe từng chút một để hạn chế việc sinh ma sát trượt ở bánh.
Mẹo giúp xe ô tô tránh bị sa lầy từ tài xế lâu năm
Để không rơi vào tình trạng xe bị lầy, bạn hãy ghi nhớ những cách phòng tránh được các tài xế lâu năm bật mí dưới đây.
Không đi theo vết bánh ô tô trước đó
Trên đường trơn bình thường, các vệt bánh xe có thể là lựa chọn lý tưởng để bạn bám theo vì đã được “dọn đường” sẵn. Nhưng với đường sình lầy thì khác. Bạn không nên đi theo các vết bánh xe trước đó. Bởi đây là vị trí thường dễ bị lún hơn. Nếu bạn chạy theo, bánh xe của bạn rất dễ sa lầy và khó thoát ra.
Lái xe với số thấp
Đây là nguyên tắc rất quan trọng mà bạn cần ghi nhớ nếu không muốn xe ô tô bị sa lầy. Bởi theo nguyên tắc vận hành của xe, số càng thấp thì lực kéo sẽ càng mạnh. Khả năng xe có thể vượt qua được chướng ngại hay các vũng sình lầy cũng cao hơn so với việc bạn đi số cao. Trường hợp ộ tô của bạn chạy xe số tự động thì nên chuyển chế độ số tay ở trên vô lăng hay dùng cần số để chọn chế độ thấp cho xe,
Không nên phanh gấp
Hạn chế tối đa việc phanh gấp là điều bạn nên chú ý khi xe đi qua đường bùn lầy. Bởi nếu bạn phanh gấp, ma sát trượt ở bánh sẽ xuất hiện, tình trạng sa lầy rất dễ xảy ra. Tốt nhất là kết hợp với việc chạy xe với số thấp, bạn hãy nhấp nhả phanh từ từ để đưa xe nhẹ nhàng qua cung đường khó đi này.
Kỹ năng lái xe đường sình lầy an toàn chính là không phanh gấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Không nhồi ga
Để tránh xe bị lầy khi qua các đoạn đường đất mềm, nhiều bùn nhão, bạn không nên nhồi ga. Cách lái này khiến xe dễ bị mất độ bám trên mặt đường và làm cho bánh xe quay nhanh hơn. Điều này cũng khiến ô tô của bạn đang tự đào hố để phần bánh lún sâu hơn mà thôi.
Những trang bị an toàn trên xe giúp lái qua đường bùn lầy hiệu quả
Việc đưa xe bị lầy thoát khỏi sự cố sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu ô tô của bạn có thêm các trang bị an toàn, hỗ trợ di chuyển ở đường trơn trượt. Có thể kể đến như:
- Tính năng TCS – Kiểm soát lực kéo
- Phanh EBD – Phân phối lực phanh tự động
- Hệ thống ABS – Tính năng giúp xe chống bó cứng phanh
- Hệ thống ECS – Cân bằng điện tử…
Rất nhiều tính năng an toàn hiện đại sẽ hỗ trợ ô tô của bạn thoát cảnh sa lầy hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hiện nhiều dòng xe ô tô Honda đã được tích hợp các tính năng được kể trên như: Honda CR-V, Honda Accord, Honda Civic, Honda HR-V… Với sự hỗ trợ của các hệ thống hiện đại này, xe của bạn có thể thoát khỏi sự cố sa lầy đơn giản hơn rất nhiều mà không tốn quá nhiều công sức. Việc gọi cứu hộ cũng sẽ được hạn chế tối đa để bạn tiết kiệm chi phí và thời gian chờ đợi.
Hy vọng với những mẹo xử lý xe bị lầy nói trên, bạn có thể chủ động hơn để giải quyết sự cố trên hành trình di chuyển của mình.
Nguồn : Honda